Chấn thương dây chằng đầu gối: Nguyên nhân và cách xử lý

 Chấn thương dây chằng khớp gối xảy ra thường xuyên khi chơi thể thao, hoặc trong các trường hợp tai nạn hay té ngã đột ngột. Nếu không được chẩn đoán đúng và tiến hành chữa trị nhanh chóng thì chấn thương sẽ xấu đi, có thể khiến bệnh nhân mất đi khả năng đi lại.

1. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương dây chằng khớp gối

Dây chằng khớp gối gồm các mô sợi cứng liên kết và cố định các xương, giúp khớp chuyển động linh hoạt và ổn định. Dây chằng khớp gối rất dễ bị chấn thương khi có lực đột ngột tác động làm cho khớp gối bị xoay hoặc bị đè trực tiếp dẫn đến tổn thương. 

Chấn thương dây chằng đầu gối có thể xảy ra trong những chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hay sự cố do ngã từ trên cao xuống. Tổn thương sẽ gây ra những cơn đau nhức, sưng đỏ vùng xung quanh khớp gối làm hạn chế vận động.

Chấn thương dây chằng khớp gối thường xuyên gặp trong sinh hoạt thường ngày, nên bất kỳ ai cũng cần biết cách nhận biết và  điều trị kịp thời.

2. Các dạng chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp

Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp có thể kể đến như: 

  • Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)

Chấn thương này thường xảy ra khi bệnh nhân bị trẹo đầu gối do dừng lại bất ngờ, tác động với lực mạnh, chuyển hướng quá nhanh hoặc tiếp đất không đúng tư thế khi nhảy cao. Chấn thương dây chằng chéo trước khá thường gặp trong tai nạn thường ngày, tai nạn giao thông. Khi dây chằng chéo trước bị chấn thương, bạn có thể nghe âm thanh “rắc” ở vùng khớp gối, đồng thời sẽ cảm thấy vùng này trở nên lỏng lẻo.

  • Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP)

Dây chằng đầu gối sau khó bị chấn thương do dày và mạnh hơn nhưng nếu dây chằng trước gối, nhưng khi chấn thương sẽ nghiêm trọng và khó hồi phục hơn. Để gây ra chấn thương loại này thì người bệnh phải nhận một lực tác động mạnh, khiến thân người dồn một lực lớn lên đầu gối dẫn đến tổn thương.

  • Chấn thương dây chằng bên trong gối (MCL)

Loại chấn thương này thường gặp ở những vận động viên chơi môn thể thao hay va chạm. Các va chạm mạnh, trực tiếp trong quá trình chơi những môn thể thao này sẽ khiến dây chằng giữa gối bị rách gây ra chấn thương.



Chấn thương dây chằng bên trong gối thường gặp phải ở vận động viên chơi các môn thể thao.

  • Chấn thương dây chằng bên ngoài (LCL)

Nếu khớp gối bị chèn ép từ bên ngoài sẽ gây chấn thương dây chằng bên ngoài. Tình huống này thường xuyên gặp phải ở các tai nạn giao thông hoặc va chạm khi chơi thể thao. Chấn thương ở dây chằng bên ngoài sẽ dẫn đến sự mất ổn định cho khớp gối, khiến người bệnh không không có khả năng đứng vững, kèm với các biểu hiện như căng cơ, sưng và đau nhiều.

3. Phục hồi chấn thương dây chằng khớp gối như thế nào?

Chấn thương dây chằng mức độ nhẹ có thể điều trị ban đầu như sau: 

  • Cho khớp gối nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần phải giảm vận động hay cử động mạnh vùng gối, tránh để đầu gối bị tác động. Có thể sử dụng nạng gỗ để hạn chế cử động đến khi cơn đau suy giảm. 
  • Chườm lạnh: Trong vòng 24 giờ sau tổn thương người bệnh cần chườm đá lạnh khớp gối từ 20 – 30 phút và lặp lại sau 3 – 4 giờ để suy giảm tình trạng sưng, đau. Có thể thực hiện chườm đá trong 2 – 3 ngày tiếp theo hoặc đến khi vùng tổn thương hết sưng.



Thực hiện chườm đá trong vòng 24 giờ sau tổn thương sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả.

  • Mang nẹp khớp gối để ổn định vùng bị tổn thương và không làm gối bị chấn thương nặng hơn. 
  • Bệnh nhân chỉ dùng thuốc giảm đau khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ và hạn chế lạm dụng thuốc vì sẽ gây ra các tác dụng phụ khi dùng lâu dài. 

Những cách trên chỉ có thể làm suy giảm đau ban đầu. Nếu trong trường hợp chấn thương nặng thì cần chữa trị theo liệu trình mà bác sĩ đưa ra như sau:

  • Phẫu thuật: Sau khi thăm khám và xem xét mức độ chấn thương, bác sĩ sẽ quyết định người bệnh có cần phẫu thuật hay không. Các ca phẫu thuật thường nhằm tái tạo dây chằng, áp dụng trong trường hợp dây chằng bị đứt hoàn toàn hoặc giãn quá giới hạn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần xem xét trước khi phẫu thuật vì có thể để lại di chứng về sau. 
  • Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic): Các bác sĩ khoa Thần kinh Cột sống có kiến thức chuyên sâu cùng  sẽ tiến hành nắn chỉnh các khớp xương bằng tay để cải thiện sự mất cân bằng khi di chuyển, từ đó chữa lành các cơn đau dứt điểm.
  • Vật lý trị liệu: Với giải pháp này, bệnh nhân có thể tiếp nhận trị liệu với 2 dạng khác nhau. Thứ nhất, là các bài tập được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra sau cho thích hợp với từng mức độ tổn thương của dây chằng. Bệnh nhân thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn và theo dõi của chuyên viên điều trị. Thứ hai, là áp dụng các thiết bị hỗ trợ hiện đại để cải thiện quá trình lành thương và nâng tầm vận động cho khớp gối.

Tại Việt Nam, bạn có thể tìm đến Phòng khám ACC (thành viên của Tập đoàn FV) để tiếp cận kế hoạch điều trị kết hợp Chiropractic và Vật lý trị liệu hiện đại. Đối với chấn thương dây chằng đầu gối, người bệnh sẽ được đội ngũ bác sĩ nước ngoài kiểm tra kỹ lưỡng và trị liệu bằng các thiết bị tân tiến như sóng xung kích Shockwave, chiếu tia laser thế hệ IV. Song song đó để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, bệnh nhân còn được chỉ dẫn thực hiện các bài tập thiết kế riêng, rất chuyên nghiệp và chu đáo.


Bác sĩ tại ACC đang kiểm tra khớp gối cho bệnh nhân.

4. Cách ngăn chặn chấn thương dây chằng đầu gối

Bạn hãy lưu ý những cách sau để có thể làm hạn chế các khả năng gặp phải các chấn thương dây chằng đầu gối:

  • Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao.
  • Khi bật nhảy hãy tiếp đất đúng kỹ thuật. 
  • Không thực hiện các bài tập với cường độ cao và kéo dài. 
  • Thực hiện các bài tập với tạ như squat, deadlift để nâng cao sức mạnh cho các cơ và dây chằng.
  • Thay đổi chế độ ăn thường ngày, cần tăng cường thực phẩm giàu Protein (thịt, cá, trứng,…), Canxi (sữa, đậu phụ,…), Vitamin D (cá ngừ, nấm, trứng,…) để hỗ trợ duy trì cơ, xương và dây chằng.

>> Lắng nghe chia sẻ của bác sĩ để hiểu hơn về chấn thương dây chằng đầu gối: https://www.youtube.com/watch?v=ciri1g5Pm2c

Khi bị chấn thương dây chằng đầu gối, việc biết rõ nguyên nhân và đưa ra cách chữa trị đúng lúc sẽ giúp tổn thương không trở nên nặng hơn. Vì vậy, khi phát hiện khớp gối bị đau bất thường, nhận thấy xương, lớp sụn bao bọc đầu xương cũng như dây chằng bị tổn thương, người bệnh hãy đến cơ sở y tế đáng tin cậy để được tư vấn và điều trị kịp thời.

>> Nội dung liên quan: [Video] Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào cần mổ?

Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng tránh

Thông tin 7 cơ sở khám Chiropractic uy tín tại TP.HCM