Đau nhức xương khớp toàn thân phải làm sao?

Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân chiếm khoảng 0,5% dân số nước ta. Đáng báo động, tình trạng này ngày càng xuất hiện ở cả người già lẫn người trẻ và tăng cao trong những năm gần đây. Do đó, mỗi người cần phải nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng điển hình để từ đó có cách chữa trị nhanh, tránh được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe xương khớp.

1. Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? 

Đau nhức xương khớp toàn thân là khi cơ thể xuất hiện cảm giác đau nhức ở một hoặc nhiều vùng khác trên cơ thể như bàn tay, bàn chân, hông, đầu gối và cột sống, đặc biệt cơn đau rõ rệt vào buổi sáng. Đôi khi, bệnh nhân cảm thấy cứng khớp, bỏng rát, nhói hoặc nóng ran tại những vùng đau.

Không chỉ là bệnh lý của riêng người già, mà người trẻ cũng có khả năng đau xương khớp toàn thân kéo dài. 

2. Triệu chứng của đau nhức xương khớp toàn thân thường gặp

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể là cảnh báo của một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Thoái hóa khớp: Là bệnh xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi, do sụn khớp và xương dưới sụn bị hao mòn, suy giảm theo thời gian nên không duy trì được cấu trúc cũng như chức năng vận động của khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh khớp mãn tính, thường do rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra khiến bệnh nhân bị viêm sưng, cứng khớp nên đi lại, sinh hoạt trở nên khó khăn.
  • Bệnh gout: Nguyên nhân của bệnh là do các tinh thể axit uric dư thừa lâu ngày tích tụ trong khớp ngón chân, khớp bàn tay, khớp gối, từ đó gây ra đau và viêm sưng.
  • Bệnh lao xương: Xuất hiện khi hệ thống xương khớp bị nhiễm trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Nếu lao cột sống sẽ dẫn đến việc khó cúi hay gập người, lao khớp háng làm cho chân không co duỗi được…
Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, các nguyên nhân khách quan sau đây cũng khiến cho cơ thể xuất hiện cơn đau xương khớp toàn thân:
  • Do thời tiết thay đổi thất thường làm cho gân, cơ trong cơ thể giãn ra và co lại liên tục, tạo ra cảm giác đau nhức xương khớp toàn thân. 
  • Căng thẳng, mất ngủ kéo dài tác động tiêu cực đến thói quen sinh hoạt thường ngày như ít vận động, ăn uống vô độ… Từ đó gây phản ứng viêm, làm khớp sưng lên và cơ ít linh hoạt.
  • Thường xuyên lao động nặng khiến cho xương khớp bị bào mòn nghiêm trọng, dẫn tới biến đổi cấu trúc khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Thói quen ít vận động vô tình làm tiêu hao khối lượng cơ, dẫn đến yếu cơ. Đồng thời, sụn khớp cũng kém linh hoạt nên rất hay đau khớp.

Có thể nói, đau nhức xương khớp tác động rất nhiều đến chức năng của khớp và suy giảm khả năng vận động cơ bản. Nếu bệnh nhân không kiểm tra và chữa trị đau nhức xương khớp nhanh, có thể dẫn đến các nguy cơ tiềm tàng như liệt, tàn phế, biến dạng khớp, gãy xương, mất khả năng vận động vốn có…

3. Cách khắc phục đau nhức xương khớp toàn thân nhanh chóng, tối ưu

Sau đây là các cách xua tan cơn đau xương khớp toàn thân để bệnh nhân tham khảo:

3.1. Sử dụng thuốc Tây giảm đau xương khớp

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau xương khớp như Paracetamol, Codeine, Tramadol hoặc thuốc chống viêm không steroid Ibuprofen, Naproxen.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ kê đơn và tuân theo chỉ định về liều lượng. Bởi lạm dụng thuốc vô tội vạ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ gây hại cho tim mạch, gan, thận… Ngoài ra, thuốc chỉ hỗ trợ giải quyết cơn đau tạm thời mà không trị dứt điểm nguyên nhân gây đau, nên rất dễ tái phát.

Sử dụng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tức thời, khi thuốc hết tác dụng cơn đau có thể tái phát trở lại.

3.2. Châm cứu, xoa bóp

Chữa đau nhức xương khớp toàn thân bằng châm cứu hay xoa bóp cũng là một phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ kích thích trực tiếp vào các huyệt đạo quan trọng giúp giảm đau nhức xương khớp toàn thân ngay tức thì.

Mặc dù vậy, không phải mọi người bệnh đều có thể dùng châm cứu, xoa bóp để điều trị nên bạn cần phải kiểm tra sức khỏe cẩn thận trước khi sử dụng kỹ thuật này. Song song đó, vì phải tác động đến huyệt đạo cơ thể nên bác sĩ thực hiện cần có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao, nhằm hạn chế tối đa sai sót trong quá trình chữa bệnh.

3.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là hình thức khắc phục bệnh xương - cơ - khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật và đảm bảo phục hồi tốt chức năng bị suy giảm. Có 2 kỹ thuật vật lý trị liệu cơ bản là Vật lý trị liệu chủ động (bao gồm bài tập vận động thể lực, bài tập bổ trợ) và Vật lý trị liệu bị động (nhận hỗ trợ từ các công nghệ và biện pháp trị liệu hiện đại). 

Để đạt hiệu quả giảm đau mong muốn, người bệnh nên lựa chọn phòng khám kết hợp điều trị bằng 2 hình thức kể trên. Đồng thời, có sự hướng dẫn của chuyên viên kỹ thuật xuyên suốt quá trình để tránh việc tập sai động tác, sai tư thế khiến bệnh trở nặng hơn.

3.4. Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic

Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic), là một trong những kỹ thuật chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp toàn thân an toàn, hiệu quả và không tái phát, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Dựa trên mối quan hệ giữa hệ cơ - xương - khớp với hệ thần kinh trung ương, bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh các đốt sống vào đúng vị trí, giải phóng chèn ép dây thần kinh. Nhờ vậy mà cải thiện và ngăn chặn cơn đau nhức xương khớp toàn thân tối ưu.

Với hơn 16 năm kinh nghiệm, phòng khám ACC đã áp dụng liệu trình điều trị đa kỹ thuật Chiropractic và Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, chữa thành công cho hàng ngàn bệnh nhân đau nhức xương khớp. Đội ngũ bác sĩ 100% nước ngoài trình độ cao, giàu kinh nghiệm sẽ chẩn đoán chính xác để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và lên phác đồ điều trị tuyệt đối cơn đau.

Đặc biệt, các bác sĩ còn thiết kế liệu trình vật lý trị liệu, phục hồi chức năng chuyên biệt theo thể trạng sức khoẻ của mỗi người, với sự hỗ trợ của trang thiết bị tiên tiến như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac…  giúp ngăn chặn cơn đau lâu dài và nâng tầm vận động.

Liệu trình điều trị kết hợp tại ACC giúp triệt tiêu cơn đau dứt điểm, ngăn ngừa tái phát trở lại mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

>> Thông tin về đau nhức xương khớp toàn thân và phương pháp điều trị tại ACC: TẠI ĐÂY

3.5. Phẫu thuật

Với những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình vận động bình thường, người bệnh đã lựa chọn phẫu thuật để loại bỏ sớm tình trạng bệnh. Mặc dù thế, phẫu thuật vẫn có nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân đau xương khớp toàn thân như nhiễm trùng vết mổ, hình thành máu đông… nên bệnh nhân cần cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn phương pháp này. 

Tóm lại, biểu hiện đau nhức xương khớp toàn thân là “tiếng chuông báo động” cho nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, khi nhận thấy xuất hiện cơn đau người bệnh nên chủ động tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt, để khôi phục khả vận động và ngăn ngừa biến chứng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào cần mổ?

Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng tránh

Thông tin 7 cơ sở khám Chiropractic uy tín tại TP.HCM