Hội chứng bàn chân bẹt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách cải thiện

Bàn chân bẹt là một hội chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Phần lớn bậc cha mẹ thắc mắc bàn chân bẹt có nghiêm trọng không và làm sao để cải thiện hội chứng này. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để được trả lời rõ hơn về bệnh bàn chân bẹt nhé!

1. Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là bàn chân có vòm chân rất thấp hoặc không có vòm, nói cách khác là lòng bàn chân chạm trực tiếp trên mặt đất. Khi di chuyển như đi hoặc đứng, bàn chân có thể bị lăn vào bên trong hoặc hướng ra ngoài.

Cấu trúc bàn chân gồm 33 khớp nối và 26 xương khác nhau, cùng với hơn 100 cơ, gân và dây chằng. Vòm chân đóng vai trò phân bổ trọng lượng cơ thể lên bàn chân và chân, vì vậy nếu cấu trúc vòm chân không được ổn định thì sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng di chuyển.

Tật bàn chân bẹt phổ biến ở các nước châu Á và phương Tây

2. Dấu hiệu của tật bàn chân bẹt

Có một số trường hợp bị bàn chân bẹt không có triệu chứng gì, nhưng một số khác lại gặp nhiều triệu chứng khác nhau, tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ. Những dấu hiệu của bệnh bàn chân bẹt gồm:

  • Đau bàn chân (dấu hiệu hay gặp nhất).
  • Đau đầu gối và hông.
  • Sưng mắt cá chân, vòm chân, bắp chân, cẳng chân.
  • Cảm thấy một hoặc cả hai bàn chân bị cứng.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của dị tật bàn chân bẹt là đau vùng lòng bàn chân

Bài viết tham khảo: Triệu chứng nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ em và cách khắc phục hiệu quả

3. Vậy làm sao để phát hiện trẻ bị bàn chân bẹt?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc chứng bàn chân bẹt nhất do thói quen đi chân đất, đi giày dép không thích hợp. Thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có triệu chứng bàn chân bẹt và đến khi 3 tuổi trở lên, các vòm bàn chân mới bắt đầu phát triển nên bố mẹ có thể kiểm tra bàn chân bẹt cho bé bằng các biện pháp sau:

Cách 1: In dấu chân ướt lên giấy

Làm ướt bàn chân của trẻ, và yêu cầu con đặt bàn chân để in lên một tờ giấy trắng, tờ bìa hoặc phần gạch ngoài sân sao cho có thể nhìnrõ dấu chân in. Nếu nhìn thấy dấu ấn của nguyên cả bàn chân trên bề mặt in thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt.

Cách 2: Dậm chân lên cát

Cho trẻ dậm chân lên cát, nếu trẻ in được cả bàn chân trên cát thì có thể trẻ đã mắc bệnh bàn chân bẹt.

Cách 3: Xem xét độ vòm của gan bàn chân

Dùng ngón tay đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ khi trẻ đứng trên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ có thể đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Kiểm tra gan bàn chân có vòm không để xác định hội chứng bàn chân bẹt

4. Nguyên nhân gây bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân có thể nhắc đến như:

  • Di truyền: Bàn chân bẹt có thể di truyền nên khi bố mẹ mắc phải triệu chứng này thì khả năng cao sẽ truyền sang con.
  • Tuổi tác: Bệnh cũng có thể hình thành theo tuổi tác, sử dụng bàn chân nhiều làm cho gân sau của xương chày bị yếu đi và làm cho vòm chân sụp xuống, bàn chân bị bẹt ra.
  • Các bệnh về xương khớp: Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, nứt cột sống đều có thể dẫn tới bàn chân bẹt.
  • Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn ở chân, mắt cá chân dẫn đến đứt gân chày sau, viêm gân hoặc rách gân.
  • Cấu trúc vòm chân yếu: Phần vòm chân có thể nhìn thấy khi ngồi nhưng khi đứng thì lại bằng phẳng trên mặt đất.
  • Các bệnh về hệ thần kinh hoặc cơ: Bại não, loạn dưỡng cơ,… cũng dẫn đến bệnh bàn chân bẹt.
  • Nặng cân: Các bệnh như béo phì, tiểu đường hoặc khi mang thai khiến cơ thể nặng cân cũng có thể gây ra bàn chân bẹt.
  • Chứng liên kết ở lưng: Đây là hiện trạng xương bàn chân kết hợp lại với nhau bất thường, khiến bàn chân cứng lại và bị bẹt.

Tật bàn chân bẹt có liên quan đến mô và xương ở bàn chân, cẳng chân

5. Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

Nhiều người lo lắng bàn chân bẹt có nguy hiểm không. Bạn có biết rằng vòm bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt áp lực phản hồi từ mặt đất lên cơ thể và phân bố đều trọng lực ra mọi vị trí của bàn chân. Nếu bị bàn chân bẹt nghĩa là với vòm thấp hoặc không có vòm, trọng lượng toàn cơ thể sẽ dồn lên những vị trí nhất định như gót chân, mắt cá hay cả đầu gối và thắt lưng cùng với cảm giác đau nhức khi di chuyển.

Không chỉ vậy, bệnh bàn chân bẹt nếu không được chữa trị sớm có khả năng gây biến dạng cấu trúc xương khớp, từ đó dẫn đến hàng loạt vấn đề như:

5.1. Viêm khớp mắt cá chân

Mắt cá chân là một trong các bộ phận trực tiếp chịu tác động bởi phản lực từ mặt đất khi vòm bàn chân không phát triển bình thường. Tình trạng trên kéo dài có thể gây tổn thương khớp và các mô mềm xung quanh, dần dần trở thành viêm.

5.2. Thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân khớp gối bị thoái hóa thường bắt nguồn từ tuổi tác. Tuy vậy, đôi khi tình trạng này còn có thể phát sinh bởi bệnh bàn chân bẹt. Cụ thể, xương cổ chân của người bị bàn chân bẹt có xu hướng xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài, ảnh hưởng đến một số khớp xương khác đặc biệt là khớp đầu gối. Nếu không được chữa trị đúng thời điểm, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng thoái hóa khớp gối, dù tuổi đời còn rất trẻ.

Đừng bỏ lỡ: Những thông tin cần biết về thoái hóa khớp gối

5.3. Cong vẹo cột sống

Bàn chân bẹt khiến cột sống của trẻ phát triển không bình thường, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống. Không chỉ gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, cột sống bị cong vẹo còn ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim, phổi.

5.4. Dáng đi xấu

Chứng bàn chân bẹt còn khiến dáng đi tổng thể của một người thay đổi rõ ràng nếu bàn chân không hình thành được độ lõm cần thiết. Điều này dễ gây tổn thương tâm lý cho người bệnh, nhất là trẻ nhỏ hoặc người nhạy cảm với thành kiến của người khác.

5.5. Những bệnh lý khác

Ngoài ra, trong vài trường hợp, người mắc bệnh bàn chân bẹt lâu ngày còn có thể phải gánh chịu với một số tình trạng sức khỏe như:

  • Biến dạng ngón chân cái.
  • Ngón chân hình búa.
  • Viêm cân gan chân.
  • Viêm gân Achilles.
  • Viêm bao hoạt dịch ngón cái.

6. Khi nào cần thăm khám?

Nếu bạn gặp phải những trường hợp dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Bàn chân phẳng nhưng chỉ mới xuất hiện gần đây.
  • Một hoặc hai bàn chân trở nên phẳng hơn.
  • Cảm thấy bàn chân cứng, nặng nề, khó di chuyển.
  • Đau ở bàn chân, mắt cá chân.
  • Những dấu hiệu của bàn chân bẹt không có cải thiện khi dùng giày hỗ trợ.

Bác sĩ sẽ kiểm tra bàn chân và cách bạn đi lại để có thể xem xét hình dạng và chức năng bàn chân như thế nào rồi chẩn đoán tình trạng bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang, chụp CT hoặc chụp MRI để đưa ra kết quả chính xác hơn.

7. Cách điều trị hội chứng bàn chân bẹt

Để điều trị hội chứng bàn chân bẹt này, bạn có thể tìm đến những phương pháp sau:

7.1. Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế được thiết kế riêng cho từng trường hợp bị bàn chân bẹt để đặt vào trong giày như một miếng lót chân, góp phần cố định bàn chân, không cho vòm chân bị sụp xuống, đồng thời giảm thiểu các cơn đau do bệnh gây ra.

Trên thực tế, mỗi người có độ bẹt bàn chân khác nhau, thậm chí 2 chân có thể không giống nhau. Để mang lại kết quả điều trị, đòi hỏi đế chỉnh hình phải được thiết kế dựa trên các chỉ số bàn chân của trẻ. Chính vì vậy, thay vì lựa chọn các đế bán sẵn trên thị trường, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở chữa bàn chân bẹt uy tín để đo kích thước bàn chân và làm riêng cho bé một đế chỉnh hình phù hợp.

ACC là phòng khám trị liệu thần kinh cột sống hàng đầu hiện nay đã điều trị khỏi chứng bàn chân bẹt cho hàng ngàn trẻ em mà không cần dùng thuốc, không phẫu thuật, an toàn cho sức khỏe. 

Bác sĩ chuyên môn của ACC đang kiểm tra độ bẹt bàn chân cho bé.

Tại đây, các bác sĩ sẽ đo chính xác độ bẹt bàn chân của mỗi trẻ nhờ sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sĩ. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá độ cân bằng chân và mô phỏng hình 3 chiều của bàn chân để thiết kế đế chỉnh hình có kích thước, độ cứng phù hợp, giúp nâng đỡ và tái tạo vòm bàn chân tốt nhất.

7.2. Sử dụng thuốc

Khi bị bàn chân bẹt, bạn có thể gặp phải các cơn đau nhức hay sưng viêm ở các phần xung quanh bàn chân. Do vậy, các bác sĩ thường sẽ kê thuốc giảm đau để làm dịu các triệu chứng khó chịu.

Nhóm thuốc giảm đau: sử dụng paracetamol, aspirin với cơn đau nhẹ. Trong trường hợp nặng, có thể giảm đau với các thuốc giảm đau opioid như codein, tramadol…

Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID): như ibuprofen,  naproxen… có tác dụng kháng viêm và giảm đau.

Tuy nhiên, sử dụng các thuốc với liều cao trong một thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như suy gan (paracetamol), viêm loét dạ dày - tá tràng (aspirin) hay ảnh hưởng đến thận, tim mạch.

7.3. Thói quen sống lành mạnh

Để làm giảm cơn đau của bệnh bàn chân bẹt, bác sĩ có thể đề xuất một số bài tập rèn luyện cơ bàn chân như căng dây gót chân, bóng gôn lăn,… và chế độ ăn uống thích hợp như nhiều vitamin, khoáng chất từ rau xanh, các loại hạt, củ quả,…

7.4. Phẫu thuật

Đây là phương pháp nên được xem xét cuối cùng khi những phương pháp khác không có hiệu quả, hơn nữa bạn cũng cần có sự tư vấn và thăm khám với bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất. Khi phẫu thuật thì bác sĩ sẽ tạo vòm bàn chân, sửa chữa gân hoặc nối xương, khớp. Ngoài ra, nếu gân Achilles của bạn bị ngắn thì bác sĩ sẽ phẫu thuật để kéo dài nó ra, giúp giảm cơn đau cho bạn.

Với những thông tin ở trên, bạn có thể trả lời câu hỏi bàn chân bẹt có nghiêm trọng không cũng như biết thêm nhiều kiến thức về bàn chân để có thể nhận biết những dấu hiệu và có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hay và hữu ích nhé!

Bài viết chi tiết về bệnh bàn chân bẹt ở trẻ XEM NGAY TẠI ĐÂY

https://suckhoexuongkhop-1.gitbook.io/suckhoexuongkhop/

https://www.phuot.vn/members/suckhoexuongkhop.269166/

https://reibert.info/members/suckhoexuongkhop.264868/

https://hdvietnam.com/members/suckhoexuongkhop.2068198/

http://gendou.com/user/xuongkhop

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Khi nào cần mổ?

Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng tránh

Thông tin 7 cơ sở khám Chiropractic uy tín tại TP.HCM